Nếu bạn phải ra đường dưới thời tiết 40 độ C thì hãy tham khảo những cách chống nóng sau để bảo vệ bản thân.
Hạn chế ra ngoài trời nắng khi không cần thiết.Trong mấy đợt nắng nóng đầu hè, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay, có những ngày nhiệt độ cao nhất lên đến 40 - 41 độ C đã gây ra không ít những hệ lụy, đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với trẻ em.
Cách tốt nhất để chống lại nắng nóng đương nhiên là... trốn trong những nơi mát mẻ. Nhưng cuộc sống đâu có đơn giản như thế. Dù nắng nóng nhưng vẫn phải đi học, đi làm, thậm chí bãi biển hò reo vẫy gọi thì chắc chắn phải đi. Đúng là "chạy trời không khỏi nắng" nên để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi trời nóng, bạn nhớ làm theo những mẹo nhỏ dưới đây.
Bảo vệ cơ thể bằng cách mặc áo chống nắng
Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dày thích hợp khi ra đường nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đặc biệt, hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời.
Ngoài ra, những vùng da không được che chắn, bạn có thể dùng kem chống nắng sẽ hạn chế được tác hại của ánh nắng và tia UV làm hại làn da.
Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm
Theo ông Lê Thanh Hải (Trung tâm Khí tượng TVTƯ) chia sẻ trên báo Gia đình và Xã hội, thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, người dân nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.
Hơn nữa, để thuận tiện hơn, bạn nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng.
Dùng bình xịt chống mồ hôi
Ra ngoài vào tiết trời nóng bức sẽ khiến mồ hôi toát ra nhiều hơn. Do vậy, trước khi ra ngoài, bạn nên dùng các loại mỹ phẩm xịt giúp ngăn ngừa tiết mổ hôi hiệu quả. Ngoài ra, mùi hương từ những loại mỹ phẩm này còn giúp át mùi mô hôi khó chịu trên cơ thể. Bạn cũng nên dùng lăn nách để chống “viêm cánh”.
Uống nhiều nước trước khi ra ngoài
Nên uống nhiều nước trước khi ra ngoài.
Ra ngoài trời, không ít thì nhiều cũng khiến toát mồ hôi. Nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Điều này sẽ ngăn cản cơ thể bị mất nước nếu bạn đi ra ngoài trong 1 thời gian dài.
Cách tốt nhất là uống nước hoa quả hoặc các đồ uống dùng cho tập luyện thể thao. Không uống các viên thuốc muối trừ khi bác sỹ đồng ý.
Khi trời nóng nên uống nhiều nước hoặc các đồ uống khác. Nếu đang thực hiện các bài tập nặng trong điều kiện nóng bức, bạn cần uống 0,4 đến 0,9 lít mỗi giờ. Tránh uống đồ uống quá lạnh vì chúng có thể gây ra chứng co rút ruột. Không uống rượu vì nó sẽ làm cho bạn mất nước nhiều hơn.
Mặc chất vải mát để chống nắng
Những năm trước đây, vải chống nắng thường dày, cho dù chống được nắng nhưng vẫn làm cơ thể ngột ngạt và khó chịu. Hiện nay, đã có nhiều loại vải tốt hơn giúp chống nắng toàn bộ cơ thể. Phổ biến trong số đó là vải lanh, ưu điểm là mỏng hơn chất vải cũ, hạn chế được lượng ánh nắng hấp thụ vào quần áo và quan trọng là thông thoáng giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Nên mua những loại áo chống nắng có mũ, kèm khẩu trang. Như vậy sẽ giúp được ánh nắng chui vào cơ thể.
Tránh việc hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ
Theo tờ Healthday, một trang báo về sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn.
Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng...
Tắm trước khi ra ngoài
Bạn nên làm mát cơ thể một cách tối đa trước khi ra ngoài, lý do là khi đi ra ngoài thì lượng nhiệt quanh cơ thể sẽ không bị tăng quá nhanh. Một trong những cách hạ nhiệt cơ thể tốt nhất là tắm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy sảng khoái và lấy lại được tinh thần minh mẫn.
Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải
Những loại đồ uống như Aam Panna (kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị) và nước dừa giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên, tốt hơn nhiều so với những đồ uống nhân tạo và có đường như đồ uống thể thao.
Uống một cốc nước chanh với 1, 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng. Sữa bơ là một đồ uống tại nhà tuyệt vời khác giúp dịu mát cơ thể.
Để ý lượng mồ hôi
Cơ thể con người có cơ chế điều nhiệt tự nhiên giúp giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức tối ưu. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi để làm mát.
Nếu bạn không đổ mồ hôi, có thể là bạn đã gặp rắc rối ở đâu đó và đó có thể là dấu hiệu một cơn say nắng sắp xảy ra. Vì vậy hãy thận trọng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo và có biện pháp phòng ngừa ngay lập tức.
Tránh các hoạt động gắng sức
Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Hạn chế ra ngoài trời nắng khi không cần thiết.Trong mấy đợt nắng nóng đầu hè, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay, có những ngày nhiệt độ cao nhất lên đến 40 - 41 độ C đã gây ra không ít những hệ lụy, đe dọa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với trẻ em.
Cách tốt nhất để chống lại nắng nóng đương nhiên là... trốn trong những nơi mát mẻ. Nhưng cuộc sống đâu có đơn giản như thế. Dù nắng nóng nhưng vẫn phải đi học, đi làm, thậm chí bãi biển hò reo vẫy gọi thì chắc chắn phải đi. Đúng là "chạy trời không khỏi nắng" nên để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi trời nóng, bạn nhớ làm theo những mẹo nhỏ dưới đây.
Bảo vệ cơ thể bằng cách mặc áo chống nắng
Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dày thích hợp khi ra đường nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đặc biệt, hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời.
Ngoài ra, những vùng da không được che chắn, bạn có thể dùng kem chống nắng sẽ hạn chế được tác hại của ánh nắng và tia UV làm hại làn da.
Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm
Theo ông Lê Thanh Hải (Trung tâm Khí tượng TVTƯ) chia sẻ trên báo Gia đình và Xã hội, thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, người dân nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.
Hơn nữa, để thuận tiện hơn, bạn nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng.
Dùng bình xịt chống mồ hôi
Ra ngoài vào tiết trời nóng bức sẽ khiến mồ hôi toát ra nhiều hơn. Do vậy, trước khi ra ngoài, bạn nên dùng các loại mỹ phẩm xịt giúp ngăn ngừa tiết mổ hôi hiệu quả. Ngoài ra, mùi hương từ những loại mỹ phẩm này còn giúp át mùi mô hôi khó chịu trên cơ thể. Bạn cũng nên dùng lăn nách để chống “viêm cánh”.
Uống nhiều nước trước khi ra ngoài
Nên uống nhiều nước trước khi ra ngoài.
Ra ngoài trời, không ít thì nhiều cũng khiến toát mồ hôi. Nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Điều này sẽ ngăn cản cơ thể bị mất nước nếu bạn đi ra ngoài trong 1 thời gian dài.
Cách tốt nhất là uống nước hoa quả hoặc các đồ uống dùng cho tập luyện thể thao. Không uống các viên thuốc muối trừ khi bác sỹ đồng ý.
Khi trời nóng nên uống nhiều nước hoặc các đồ uống khác. Nếu đang thực hiện các bài tập nặng trong điều kiện nóng bức, bạn cần uống 0,4 đến 0,9 lít mỗi giờ. Tránh uống đồ uống quá lạnh vì chúng có thể gây ra chứng co rút ruột. Không uống rượu vì nó sẽ làm cho bạn mất nước nhiều hơn.
Mặc chất vải mát để chống nắng
Những năm trước đây, vải chống nắng thường dày, cho dù chống được nắng nhưng vẫn làm cơ thể ngột ngạt và khó chịu. Hiện nay, đã có nhiều loại vải tốt hơn giúp chống nắng toàn bộ cơ thể. Phổ biến trong số đó là vải lanh, ưu điểm là mỏng hơn chất vải cũ, hạn chế được lượng ánh nắng hấp thụ vào quần áo và quan trọng là thông thoáng giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Nên mua những loại áo chống nắng có mũ, kèm khẩu trang. Như vậy sẽ giúp được ánh nắng chui vào cơ thể.
Tránh việc hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ
Theo tờ Healthday, một trang báo về sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian "quá độ" chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn.
Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng...
Tắm trước khi ra ngoài
Bạn nên làm mát cơ thể một cách tối đa trước khi ra ngoài, lý do là khi đi ra ngoài thì lượng nhiệt quanh cơ thể sẽ không bị tăng quá nhanh. Một trong những cách hạ nhiệt cơ thể tốt nhất là tắm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy sảng khoái và lấy lại được tinh thần minh mẫn.
Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải
Những loại đồ uống như Aam Panna (kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị) và nước dừa giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên, tốt hơn nhiều so với những đồ uống nhân tạo và có đường như đồ uống thể thao.
Uống một cốc nước chanh với 1, 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng. Sữa bơ là một đồ uống tại nhà tuyệt vời khác giúp dịu mát cơ thể.
Để ý lượng mồ hôi
Cơ thể con người có cơ chế điều nhiệt tự nhiên giúp giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức tối ưu. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi để làm mát.
Nếu bạn không đổ mồ hôi, có thể là bạn đã gặp rắc rối ở đâu đó và đó có thể là dấu hiệu một cơn say nắng sắp xảy ra. Vì vậy hãy thận trọng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo và có biện pháp phòng ngừa ngay lập tức.
Tránh các hoạt động gắng sức
Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
0 nhận xét | Viết lời bình