Căn bệnh khiến nam ca sĩ nhóm nhạc AXN đình đám một thời đột ngột qua đời cách đây vài ngày đang tấn công người trẻ.
Mới đây, trên trang cá nhân, một người bạn của nhóm nhạc AXN đình đám một thời vừa thông báo tin buồn ca sĩ Trần Nguyên (SN 1983) - cựu thành viên AXN - đã đột ngột qua đời dù chỉ mới cách đây vài ngày, nam ca sĩ còn rất khỏe mạnh.
Cùng với 1088, Weboys và GMC, AXN là một trong những boyband “hàng đầu” thuộc thế hệ F2 của Vpop, nổi lên vào khoảng những năm 2005. Khi đó, những bản hit của nhóm như Người ấy và tôi em chọn ai, Không yêu đừng nói lời cay đắng,.. được giới trẻ thuộc nằm lòng.
Nam ca sĩ Trần Nguyên được nhận xét là có giọng hát tốt và ngoại hình sáng. Tuy nhiên, sau khi tan rã, anh gần như biệt tăm với showbiz. Một cựu thành viên AXN cho biết nguyên nhân nam ca sĩ qua đời là do đột quỵ.
Ca sĩ Trần Nguyên - cựu thành viên nhóm nhạc AXN đình đám một thời - đã tử vong vì bệnh đột quỵ. Ảnh TL
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội cách đây không lâu, TS Lương Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi, đặc biệt là đang trẻ hóa.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng, bệnh này chỉ "dành riêng" cho người lớn tuổi, trên 50 tuổi, trong khi đó, tại Trung tâm phục hồi chức năng từng điều trị cho bệnh nhân 17 tuổi bị đột quỵ.
Trước khi nhập viện khoảng một tiếng, bệnh nhân vẫn cười nói bình thường. Nhưng rồi đột nhiên, bệnh nhân ôm đầu kêu đau dữ dội kèm nôn ói và ho ra đờm nhớt có máu tươi, sau đó nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê.
Thống kê của ngành y tế cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Những trường hợp đột quỵ dưới 30 tuổi, thậm chí dưới 20 tuổi ở Trung tâm không ít. Theo các chuyên gia, lối sống hiện đại là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
Đó là bởi, hiện nay không ít người trẻ lười vận động, béo phì, căng thẳng, mất ngủ, stress thường xuyên, ăn thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, làm nhiều, ngủ ít…
Những tác nhân này cùng với sự suy giảm chức năng cơ thể đã sản sinh rất nhiều độc chất gốc tự do hủy diệt cơ thể, nhất là não bộ.
Đáng chú ý, triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi 20 có thể khác so với người lớn tuổi nên thường bị chẩn đoán nhầm thành đau nửa đầu, động kinh, đa xơ cứng, hoặc lo âu quá độ…
Mặc dù có những biểu hiện của bệnh đột quỵ nhưng rất khó để phát hiện bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Đặc biệt, dù tỉ lệ tử vong do đột quỵ cho tới nay giảm đáng kể so với trước kia nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng mạnh, chiếm 90% với nhiều di chứng nặng nề, như: rối loạn gây nguy cơ sặc, viêm phổi do hít phải thức ăn đồ uống, loét da, viêm tắc mạch máu, đại tiểu tiện không tự chủ, đau khớp vai bên liệt, suy dinh dưỡng…
Để biết một người đang đột quỵ, bạn nên nhớ nguyên tắc FAST, tức là Face (mặt), Arm (tay), Speech (nói), Time (thời gian), tương ứng dấu hiệu méo mặt, liệt mặt, rối loạn thị giác; khó nói hoặc nói ngọng; tay yếu, đi không vững, chóng mặt và thời gian vàng cấp cứu.
Nếu nghi ngờ một người đột quỵ, bạn hãy yêu cầu người đó nói tên, mỉm cười hay giơ hai cánh tay lên, họ không thực hiện được hay khó khăn có nghĩa đang đột quỵ.
Mới đây, trên trang cá nhân, một người bạn của nhóm nhạc AXN đình đám một thời vừa thông báo tin buồn ca sĩ Trần Nguyên (SN 1983) - cựu thành viên AXN - đã đột ngột qua đời dù chỉ mới cách đây vài ngày, nam ca sĩ còn rất khỏe mạnh.
Cùng với 1088, Weboys và GMC, AXN là một trong những boyband “hàng đầu” thuộc thế hệ F2 của Vpop, nổi lên vào khoảng những năm 2005. Khi đó, những bản hit của nhóm như Người ấy và tôi em chọn ai, Không yêu đừng nói lời cay đắng,.. được giới trẻ thuộc nằm lòng.
Nam ca sĩ Trần Nguyên được nhận xét là có giọng hát tốt và ngoại hình sáng. Tuy nhiên, sau khi tan rã, anh gần như biệt tăm với showbiz. Một cựu thành viên AXN cho biết nguyên nhân nam ca sĩ qua đời là do đột quỵ.
Ca sĩ Trần Nguyên - cựu thành viên nhóm nhạc AXN đình đám một thời - đã tử vong vì bệnh đột quỵ. Ảnh TL
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội cách đây không lâu, TS Lương Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi, đặc biệt là đang trẻ hóa.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng, bệnh này chỉ "dành riêng" cho người lớn tuổi, trên 50 tuổi, trong khi đó, tại Trung tâm phục hồi chức năng từng điều trị cho bệnh nhân 17 tuổi bị đột quỵ.
Trước khi nhập viện khoảng một tiếng, bệnh nhân vẫn cười nói bình thường. Nhưng rồi đột nhiên, bệnh nhân ôm đầu kêu đau dữ dội kèm nôn ói và ho ra đờm nhớt có máu tươi, sau đó nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê.
Thống kê của ngành y tế cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Những trường hợp đột quỵ dưới 30 tuổi, thậm chí dưới 20 tuổi ở Trung tâm không ít. Theo các chuyên gia, lối sống hiện đại là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
Đó là bởi, hiện nay không ít người trẻ lười vận động, béo phì, căng thẳng, mất ngủ, stress thường xuyên, ăn thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, làm nhiều, ngủ ít…
Những tác nhân này cùng với sự suy giảm chức năng cơ thể đã sản sinh rất nhiều độc chất gốc tự do hủy diệt cơ thể, nhất là não bộ.
Đáng chú ý, triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi 20 có thể khác so với người lớn tuổi nên thường bị chẩn đoán nhầm thành đau nửa đầu, động kinh, đa xơ cứng, hoặc lo âu quá độ…
Mặc dù có những biểu hiện của bệnh đột quỵ nhưng rất khó để phát hiện bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Đặc biệt, dù tỉ lệ tử vong do đột quỵ cho tới nay giảm đáng kể so với trước kia nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng mạnh, chiếm 90% với nhiều di chứng nặng nề, như: rối loạn gây nguy cơ sặc, viêm phổi do hít phải thức ăn đồ uống, loét da, viêm tắc mạch máu, đại tiểu tiện không tự chủ, đau khớp vai bên liệt, suy dinh dưỡng…
Để biết một người đang đột quỵ, bạn nên nhớ nguyên tắc FAST, tức là Face (mặt), Arm (tay), Speech (nói), Time (thời gian), tương ứng dấu hiệu méo mặt, liệt mặt, rối loạn thị giác; khó nói hoặc nói ngọng; tay yếu, đi không vững, chóng mặt và thời gian vàng cấp cứu.
Nếu nghi ngờ một người đột quỵ, bạn hãy yêu cầu người đó nói tên, mỉm cười hay giơ hai cánh tay lên, họ không thực hiện được hay khó khăn có nghĩa đang đột quỵ.
0 nhận xét | Viết lời bình